Thứ bảy, 27/4/2024
Thứ sáu, 9/6/2017, 00:00 (GMT+7)

7 smartphone đột phá nhưng 'chết yểu'

Sở hữu tính năng, thiết kế và công nghệ thú vị nhưng Xperia Play, G Flex hay Nokia 7280 đều sớm thất bại.

Sony Ericsson Xperia Play
 
 

Sony Ericsson Xperia Play (2011) 

Sony rất thành công về các thiết bị chơi game PlayStation đó là lý do để họ từng biến dòng điện thoại Android Xperia thành một máy chơi game di động. Ở thời điểm ra mắt, Xperia Play nhận được sự cổ vũ của các nhà phát triển game khi đem lại trải nghiệm chơi game thực thụ cho smartphone Android. Một bàn điều khiển game được đặt ẩn và có thể trượt ra bên dưới màn hình.

Tuy nhiên, cấu hình của điện thoại thời điểm đó khiến cho số lượng trò chơi và trải nghiệm game thực tế hạn chế hơn hẳn so với các máy game cầm tay như PS Go hay PS Vita. Sau Sony Ericsson, hiếm còn hãng nào có ý định tạo ra một mẫu smartphone chuyên chơi game nữa.

Nokia 3250 (2005)

3250 là chiếc điện thoại đi trước thời đại selfie hiện nay khá lâu. Ra mắt từ hơn 10 năm trước nhưng máy đã có thiết kế để việc tự chụp ảnh chân dung dễ dàng hơn. Camera được đặt ngay cạnh bên của bàn phím và có thể xoay 360 độ, cho phép thay đổi hướng chụp linh hoạt.

Ngoài camera, thiết kế bàn phím xoay còn cho phép Nokia 3250 biến thành một thiết bị di động chuyên chơi nhạc bằng các phím điều khiển riêng, nằm ở mặt sau của bàn phím số.

LG G Flex
 
 

LG G Flex (2013)

Smartphone đầu tiên thế giới sở hữu màn hình cong có thể đàn hồi được. Thậm chí, mặt lưng còn sử dụng chất liệu có khả năng tự lành vết xước. Màn hình uốn cong theo lý giải từ LG giúp cho người điện thoại cầm thoải mái hơn và việc thưởng thức phim ảnh trên màn hình di động cũng tốt hơn màn hình phẳng truyền thống.

Tuy nhiên, ngay sau ra được thế hệ hai, dòng điện thoại màn hình cong của LG cũng biến mất khỏi thị trường.

Motorola MPx (2004)

MPx xuất hiện trong thời đại mà iPhone và Android đều chưa có. Tuy nhiên, Motorola muốn biến smartphone của hãng trở thành một máy tính bỏ túi với thiết kế bản lề và bàn phím 2 trong 1.

MPx có kiểu dáng như những điện thoại nắp gập vỏ sò. Nhưng khi cần, người dùng có thể lật ngang nắp và chuyển cách sử dụng điện thoại như một máy tính xách tay mini.

Dù vậy, hạn chế về công nghệ khiến cho khả năng nhập liệu trên smartphone của Motorola thời đó rất bất tiện. Màn hình cảm ứng dùng công nghệ điện trở, cần đến bút trong khi bàn phím QWERTY dạng vật lý khiến các phím quá nhỏ. 

Kyocera Echo
 
 

Kyocera Echo (2011)

HTC Evo 3D (2011)

Trong khi camera kép đang là niềm tự hào của Apple trên iPhone 7 Plus, thực tế, HTC Evo 3D đã được trang bị camera như kiểu này từ 2011. Đây là smartphone đầu tiên có camera trên thị trường. 

Dù vậy, tên tuổi Đài Loan đã chọn sai hướng đi cho tính năng của camera kép. Thay vì nâng cao trải nghiệm và chất lượng việc chụp ảnh như Apple, camera kép trên Evo 3D lại được thiết kế để tạo ra các video và hình ảnh 3D, trình chiếu trực tiếp ngay trên màn hình điện thoại. 

Trào lưu hình ảnh 3D sớm tắt khiến cho camera kép và chính HTC Evo 3D không còn được người dùng nhắc đến nhiều nữa.

Nokia 7280
 
 

Nokia 7280 (2005)

Sản phẩm còn được biết đến là "điện thoại son môi" với thiết kế nhỏ gọn, dạng thanh dài hình chữ nhật và không có bàn phím số. Người sử dụng 7280 phải chọn chữ hoặc số trên màn hình bằng cách bấm qua lại một phím xoay joystick, giống kiểu máy nghe nhạc iPod. 

Mỹ Anh