Thứ sáu, 29/3/2024
Thứ ba, 23/2/2016, 11:30 (GMT+7)

'Mổ bụng' Samsung Galaxy S7 xem hệ thống tản nhiệt chất lỏng

Galaxy S7 là thiết bị đầu tiên của Samsung dùng hệ thống tản nhiệt bằng chất lỏng giúp phân tán nhiệt lượng tỏa ra từ chip xử lý trung tâm.

Galaxy S7 có thể được tháo từ mặt sau nên ít xảy ra khả năng bị hỏng màn hình trong quá trình thực hiện. Phần nắp máy phải được hơ nóng nhẹ trước để làm lỏng phần keo sau đó tách từ từ bằng thiết bị chuyên dụng. 

Nắp lưng được gắn với phần khung kim loại rất chặt và có đệm cao su để chống nước và bụi. Tuy nhiên, nếu để máy dưới nhiệt độ nóng quá lâu, đặc biệt trong mùa hè ở ngoài trời, khả năng chống nước có thể bị ảnh hưởng. 

Bên trong của Galaxy S7 với dày đặc các linh kiện. Phần camera của máy vẫn lồi lên một chút so với mặt sau. 

Khe cắm thẻ sim và thẻ nhớ microSD đều được tráng một lớp cao su để chống bụi, nước vào máy. 

Ở lớp ngoài của máy là các mô-đun NFC, ăng-ten điện thoại và phần hỗ trợ tính năng sạc không dây. 

Bóc tách lớp thử nhất của các linh kiện mới đến phần chính là bảng mạch chủ của máy và pin. Tất cả các con chip đều được bọc lớp chống điện từ EMI để bảo vệ máy. 

Hệ thống tản nhiệt chất lỏng thông qua ống đồng nằm ngay cạnh pin. Phần chất lỏng sẽ hóa hơi khi nóng, đến đầu lạnh thì hóa lỏng trở lại và hoạt động tuần hoàn. 

Các mẫu tem được dán bên trong máy (hình khoanh đỏ) sẽ đổi màu khi bị ngấm nước. Điều này sẽ giúp nhà sản xuất biết nước đã vào bên trong máy hay chưa. 

Phần bảng mạch nhỏ phía dưới chứa cổng kết nối, điều khiển loa, tai nghe. 

Pin dung lượng 3.000 mAh do chính Samsung sản xuất. 

Loa của Galaxy S7 bên phải so sánh với loa của iPhone ở bên trái. 

Phía trên là cơ chế cơ học của nút Home trên Galaxy S7, được đánh giá bền bỉ và cho cảm giác bấm tốt hơn so với iPhone phía dưới. 

Tuấn Hưng